Implant nha khoa được đặt như thế nào?
Hầu hết các phẫu thuật đặt implant nha khoa được thực hiện tại phòng khám nha khoa hoặc đôi khi là trong bệnh viện. Đặt implant nha khoa chỉ cần gây tê tại chỗ là đủ, nhưng có thể sử dụng thêm 1 số phương pháp giảm đau khác như gây ngủ bằng nitrous oxide hoặc uống hoặc tiêm tĩnh mạch các loại thuốc an thần. Những thủ thuật phụ trợ khácg ví dụ như ghép xương có thể được thực hiện riêng hoặc cùng lúc đặt implant. Mỗi phương thức phẫu thuật khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng lâm sàng ,tình trạng của bệnh nhân và phẫu thuật viên.
Tại sao phẫu thuật đặt implant gồm 3 bước?
Phẫu thuật đặt implant là 1 thủ thuật theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1là chôn implant vào trong xương hàm (thay thế chân răng) ngang bề mặt xương nhưng bên dưới nướu. Điều này giúp bảo vệ implant trước tác dụng của lực nhai trong quá trình lành xương. Ở cuối giai đoạn lành thương này, implant cần được bộc lộ bằng cách lấy bớt mô nướu phủ lên trên. Ở giai đoạn thứ hai, phẫu thuật viên sẽ kiểm tra implant xem coi nó đã được tích hợp vào xương thành công chưa và sẽ nối implant với môi trường trong miệng thông qua 1 trụ kết nối ( abutment) đặc biệt; Trụ kết nối abutment có thể là loại được làm sẵn bởi nhà máy hoặc được thiết kế và tiện riêng bởi nha sĩ và labo. Nướu sẽ lành thương xung quanh trụ này, tạo ra 1 đường viền cổ răng, qua đó nha sĩ có thể tiếp cận với implant và chuẩn bị phục hình sau này.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng ta có thể đặt trụ kết nối ( abutment) cùng lúc trong quá trình đặt implant. Điều này cũng có một số giới hạn nhất định nhưng sẽ loại bỏ được việc phải phẫu thuật lần 2 để bộc lộ implant. Tuy nhiên implant vẫn cần có thời gian để làng thương cho quá trình tích hợp xương. Do đó những trụ này cũng phải được bảo vệ để tránh các tác động của lực nhai , đảm bảo cho xương được tích hợp và lành thương.
Một khi những implant đã được tích hợp và lành thương, phục hình bên trên implant sẽ là bước tiếp theo, giai đoạn này bao gồm việc làm phục hồi bên trên implant và gắn chúng trên những implant đã được tích hợp xương.
Phẫu thuật 1 thì (1 giai đoạn) là gì?
Phương pháp này được thực hiện khi cắm implant có phần cổ kim loại được thiết kế sẽ trồi ra khỏi mặt nướu trong khi quá trình lành thương của xương diễn ra bên dưới. Sau 1 khoảng thời gian thích hợp, 1 trụ phục hình sẽ được gắn vào implant, để có thể làm được 1 thân răng thay thế lên trên đó. Hoặc là, sau khi đặt implant xong thì nha sĩ sẽ nối implant với 1 trụ lành thương tạm thời ( temporary healing abutment) trụ này sẽ nhô ra khỏi nướu cũng giống như implant 1 khối vậy.
Cả hai loại implant được phẫu thuật theo kiểu 1 giai đoạn hay 2 giai đoạn, mức độ thành công đều giống nhau, bạn nên hỏi nha sĩ của bạn về hệ thống implant mà họ sử dụng và thảo luận xem phương pháp phẫu thuật nào là thích hợp với bạn.
Tỷ lệ thành công của implant là bao nhiêu?
Trãi qua hàng chục năm với những nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu khoa học thì tỷ lệ thành công của implant không phải là 100%. Tuy nhiên tỉ lệ thành công đã ngày càng gia tăng và ngày nay có thể tự hào nói rằng tỉ lệ thành công của implant là hơn 90% và tỉ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Một khi implant không được tích hợp xương thành công thì ta phải lấy nó ra bởi vì nó khó có thể tích hợp xương trở lại, nha sĩ của bạn sẽ đưa cho bạn lời khuyên về vấn đề đó. Việc thay thế bằng cách đặt 1 implant khác có thể được thực hiện nhưng cần phải có thời gian để lành thương và ghép xương vô chỗ cũ nếu cần.